Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí đặc biệt. Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành quyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mở rộng tái sản xuất, quyết định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội cơ bản như: tốc độ, quy mô công nghiệp hoá; khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đủ mọi thành phần kinh tế đã và đang được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đấu thầu là một phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư. Muốn tham gia đấu thầu trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu trong nước và nước ngoài, mỗi nhà thầu không những phải am hiểu và làm tốt các khâu như Marketing xây dựng, tính toán giá bỏ thầu,. mà còn phải am hiểu các thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động đấu thầu càng trở nên cần thiết đối với những cán bộ, sinh viên đang công tác học tập trong lĩnh vực liên quan. Qua thời gian thực tập tại công ty xây dựng số 4 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4” Đề tài gồm 3 chương: Chương I:Lý luận chung Chương II:Tình hình hoạt động dự thầu của công ty xây dựng số 4 Chương III:Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty xây dựng số 4